Để hạnh phúc trọn vẹn cần kiêng kỵ những gì trong ngày cưới

 Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, việc kiêng cử trong đám cưới có lẽ còn xa lạ với các thế hệ 9x. Tuy nhiên đối với ông bà cha mẹ thì việc này hết sức quan trọng. Theo quan niệm của người xưa, hôn nhân về sau có vững bền, hạnh phúc và suôn sẻ mọi điều đều nhờ vào ở việc cưới xin có “đàng hoàng” hay không. Chúng ta tuy rằng theo xu hướng hiện đại rồi nhưng một số việc như cưới xin cũng nên thận trọng và cũng nên nghe theo một số lời khuyên của ông bà cha mẹ để việc cưới hỏi được trọn vẹn nhất. Hãy cùng Bống điểm qua những kiêng kỵ ngày cưới mà dâu rể cần lưu ý nhé. 

1. Không được chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

Trang trí bàn thờ gia tiên trong đám cưới cần phải lưu ý những vấn đề gì?

Một trong những khâu quan trọng nhất và không thể thiếu của cưới hỏi là việc chuẩn bị bàn thờ gia tiên. Đối với người Việt, thờ cúng tổ tiên là một phong tục tốt đời đẹp đạo và luôn có sự tôn kính đối với tổ tiên, cội nguồn. Chính vì vậy trong ngày này, gia đình nhà trai và nhà gái đều phải dâng lên bàn thờ một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã. Trước khi đón dâu, nhà gái sẽ thắp nến mà nhà trai mang đến làm sính lễ lên bàn thờ, cô dâu chú rể cùng bố mẹ hai bên sẽ thắp hương báo cáo với tổ tiên về việc trọng đại của đôi trẻ. Tại nhà trai, hôn lễ chính thức sẽ được cử hành tại bàn thờ tổ tiên.

 

Xem thêm: Gợi ý chuẩn bị tráp cưới hoa quả vừa đẹp vừa ý nghĩa


2. Không nên cưới vào năm Kim Lâu và tháng, ngày, giờ xấu

 

Việc chọn thời gian để thực hiện việc cưới xin được người xưa xem là điều quan trọng nhất. Bởi người xưa quan niệm rằng, chỉ cần dính vào một thời khắc xấu thì cuộc hôn nhân sẽ bị ảnh hưởng theo. Bởi đây được cho là số tuổi không may mắn với chuyện hôn nhân sau này như vợ chồng không êm ấm, hiếm muộn đường con cái …

 

Xem thêm: Những lưu ý rất cần thiết cho các cặp đôi tổ chức đám cưới hậu Covid-19


3. Những người không nên đi đón dâu

Những điều cần biết trong lễ đón dâu

Những gia đình đã mất vợ hoặc chồng, người hiếm muộn, hôn nhân không hạnh phúc,… đều không nên đi đón dâu.

4. Những người không được dự đám cưới

Người đang có tang,… là những trường hợp đặc biệt không nên đến dự đám cưới để tránh mang điều không may đến cho cô dâu và chú rể. Ngày nay, nhiều gia đình chỉ kiêng kị sự xuất hiện của những người này trong hôn lễ, còn tiệc cưới đãi khách thì họ vẫn có thể tham dự bình thường.

 

Xem thêm: Lễ đính hôn cần những chi phí gì? Cách tiết kiệm cho lễ đám hỏi.


5. Không nên đeo nhẫn cưới trước hôn lễ

Những tháng không nên cưới

Theo quan niệm xưa, nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và cặp đôi chỉ được đeo khi đang làm lễ thì gia đình mới hạnh phúc và không bị xáo trộn. Tuy nhiên, các cặp đôi bây giờ đã có sự lựa chọn phong phú hơn về nhẫn cưới chứ không nhất thiết phải đeo nhẫn trơn.

6. Không nên cưới khi nhà đang có tang

Nhà có tang nghĩa là có chuyện buồn. Những việc vui vẻ được tổ chức trong khoảng thời gian này là điều vô cùng kiêng kị. Trường hợp buộc phải cưới để kịp năm, kịp tuổi hoặc liên quan đến vấn đề gia đình, thì người đang chịu tang sẽ chạy tang, xả tang.

 

Xem thêm: Cô Dâu Chia Sẻ 7 Bước Lên Kế Hoạch Đám Cưới Chi Tiết Trong 7 (phần 2)


7. Không nên mời cưới trước khi ăn hỏi


Theo phong tục, chuyện cưới xin phải làm theo thứ tự trước sau. Thực hiện lễ ăn hỏi xong, nhà gái mới được mời cưới bạn bè gần xa và điều này không áp dụng cho nhà trai. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, địa lí, để thuận tiện cho việc sắp xếp thời gian và công việc, người ta thường làm lễ ăn hỏi, rước dâu và tổ chức tiệc cưới cùng ngày, nên buộc nhà gái phải mời khách trước.

 

Xem thêm: Làm như thế nào để trang trí lễ ăn hỏi tại nhà gái vừa đẹp vừa chuẩn nghi thức


8. Cô dâu không nên xuất hiện trước khi chú rể vào đón


Theo phong tục, trước khi nhà trai đến đón dâu, thì cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không cho phép nhà trai thấy mặt trước. Việc cô dâu xuất hiện trước khi nghi lễ bắt đầu được quan niệm là sẽ bị mất duyên.

9. Mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng

Tại sao mẹ đẻ kiêng đưa con gái về nhà chồng? 


Người xưa quan niệm kiêng kỵ sự xuất hiện của mẹ cô dâu trong đoàn rước dâu. Bởi người ta sợ cô dâu bịn rịn với mẹ đẻ sẽ không may mắn. Thông thường, người đưa con gái “sang sông” là bố cô dâu.

 

Xem thêm: Cô Dâu Chia Sẻ 7 Bước Lên Kế Hoạch Đám Cưới Chi Tiết Trong 7 (phần 1)


10. Cô dâu không nên khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ khi rước dâu

Sau khi hoàn thành nghi lễ đón dâu về nhà chồng, phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước và tuyệt đối không quay đầu lại hay tỏ thái độ quyến luyến, khóc lóc. Người ta kiêng kị điều này vì cho rằng việc cô dâu theo chồng mà còn vương vấn gia đình mình thì sẽ không chu toàn công việc nhà chồng, sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ.

11. Đọc thêm các bài viết liên quan về lễ cưới

Để có một đám cưới chỉnh chu nhất cô dâu chú rễ cần chuẩn bị và tìm hiểu các thông tin về nơi tổ chức tiệc cưới, các trang trí tiệc, váy cướichụp hình cướithiết kế thiệp cưới.. Bống đã có thêm những bài viết liên quan để nàng tích lũy thêm kinh nghiệm cho đám cưới của mình

BÌNH LUẬN:

Bống Maxi Shop

Địa chỉ: 📍Hà Nội: 80 Sơn Tây Ba Đình Hà Nội
📍Hồ Chí Minh: CN1. 64/1J Võ Oanh Phường 25 Bình Thạnh
CN2. 234A Huỳnh Văn Bánh Phú Nhuận
Email: bongmaxishop@gmail.com

Kết nối với chúng tôi

Hotline liên hệ